Bình Dương và các lễ hội nổi tiếng

Bình Dương và các lễ hội nổi tiếng

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Bình Dương là địa điểm có nhiều ngôi Chùa linh thiêng nổi tiếng được ghi vào kỷ lục của Việt Nam.

Vì vậy, những lễ hội tâm linh tại đây rất trang trọng; và được rất nhiều người dân tham gia. Vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm, các chùa, đình; miếu trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một đều long trọng tổ chức lễ hội; thu hút hàng triệu lượt du khách tham dự. Dưới đây là top những lễ hội nổi tiếng nhất tại Bình Dương mà chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Nếu có dịp đến đây một lần, bạn nhớ hãy ghé thăm và tham gia một trong những lễ hội độc đáo để am hiểu về miền đất nơi đây nhé. Hãy cùng Cell tìm hiểu về nội dung

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu – Bình Dương

Giới thiệu

Hội chùa Bà diễn ra vào ngày Rằm Tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngày lễ hội tiến hành theo trình tự sau :

Sáng 14/1 lễ bắt đầu, lễ diễn ra đơn giản trong vòng 15 đến 20 phút không đọc văn tế; chỉ khấn vái thôi sau đó là bá tánh vào lễ. Trong việc lễ này thường có tục “thỉnh lộc Bà” lộc là những cây nhang lớn; và những lồng đèn phất giấy. Trong chùa thường có những lồng đèn phất giấy hình khối tròn; như quả dưa hoặc như quả bí do bá tánh cúng chùa.

Sau lễ những đèn ấy được đem hỏa thiêu; còn những đèn nhang để bá tánh thỉnh lộc là do chùa sản xuất; có khoảng trên dưới 150 cái đèn; nhang là hoàn toàn tùy hỉ. Việc thỉnh đèn, nhang mang ý nghĩa đem ánh sáng và hương thơm; tượng trưng cho sự hạnh thông sáng sủa và danh giá; cũng như may mắn cho gia đình. Ngoài ra, theo lệ hàng năm chùa Bà có sản xuất độ 15 lồng đèn lớn để cúng Bà; và số đèn này được đưa ra đấu giá. Số tiền được sung vào quỹ của chùa.

Bình Dương và các lễ hội nổi tiếng

Cuộc rước kiệu Bà đây là cuộc Hội đông đảo; và vui nhộn nhất diễn ra hàng năm ở thị xã Thủ Dầu Một. Ý nghĩa cuộc rước là để “Bà thăm viếng dân tình”; và để bá tánh chiêm bái, cầu phúc. Thực ra những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo…

Nội dung

Là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống tạo sự nối kết giữa thánh thần với cuộc sống đời thường. Cũng là dịp để mọi người vui chơi giải trí trong cái không khí tín ngưỡng dân gian; như mọi hội hè đình đám của truyền thống văn hóa dân tộc. Hàng năm, ngày hội rằm tháng Giêng tại Miếu Bà thị xã Thủ Dầu Một; đã trở thành ngày hội lớn của cư dân người Hoa, người Việt ở Nam bộ. Lễ hội đã tạo điều kiện tăng cường tình đoàn kết gắn bó của hai dân tộc nhiều hơn nữa; và đã trở thành một nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

 

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người ví von lễ hội Chùa Bà ở Bình Dương là “lễ hội miễn phí”. Thật vậy, có rất nhiều dịch vụ miễn phí như: Vá xe, xe ôm, wifi, đồ ăn thức uống, khăn lạnh, nhang (hương), cây phát tài miễn phí…Hầu hết các hoạt động miễn phí trên đều được người dân, các đoàn viên; thanh niên địa phương tự nguyện thực hiện; nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân – nhất là khách thập phương đến với lễ hội Chùa Bà,… Nó không chỉ thể hiện một nét văn hoá lịch lãm; qua đó, còn thể hiện tính năng động, nghĩa tình, mến khách của đất và người Bình Dương.

Lễ hội Miếu Ông Bổn – Bình Dương

Giới thiệu

Lễ hội Miếu Ông Bổn, hàng năm tổ chức hai kỳ cúng lễ, vào mùa xuân là ngày 2 tháng Giêng âm lịch và vào mùa thu là ngày 4 tháng 7 âm lịch. Lễ hội miếu Ông Bổn đậm chất tri ân, biết ơn thánh nhân, nhớ về cội nguồn, coi trọng nơi nhập cư và cầu mong tiền nhân phù hộ nghề nghiệp.

Lễ hội miếu Ông gắn liền với những người làm nghề lò chén, họ coi trọng nơi nhập cư, họ lập chùa lấy tên vị thần đất (Ông Bổn) nói chung và thờ các vị thánh nhân phù hộ nghề nghiệp cho họ. Đối với người Hoa, Ông Bổn có nghĩa là “Ông tổ”, “Bổn” có nghĩa là gốc. Ông Bổn chỉ là một biểu tượng, không phải là một nhân vật cụ thể. Đa số người Hoa đều quan niệm rằng “Ông Bổn” là “Phước Đức Chánh Thần”.

Bình Dương và các lễ hội nổi tiếng

Nội dung

Chương trình lễ hội bao gồm có các nghi thức cúng tế theo Đạo giáo do các thầy pháp chuyên nghiệp đảm trách. Kế đó là lễ rước kiệu các vị thần, kéo dài suốt đêm với hàng chục cây số bao quanh khu vực dân cư, không khí hết sức tưng bừng, náo nhiệt và hoành tráng. Trong lễ hội còn có hát Hồ Quảng, múa cù, múa lân sư rồng, đặc biệt là múa hẩu thu hút đông đảo người xem.

Có thể nói lễ hội miếu Ông Bổn ở Bình Dương tuy là Lễ hội mang đặc trưng của một dòng họ, một nghề nghiệp, một bang khác nhau, song nó đã thu hút được một cộng đồng cư dân người Hoa và cả người Việt cùng tham gia hưởng ứng và trở thành những ngày lễ hội quan trọng trong năm, trong đời sống tâm linh của người Hoa ở Bình Dương nói chung và người Việt nói riêng.

Lễ hội Kỳ Yên – Bình Dương

Giới thiệu

Theo tên gọi, “Kỳ yên” tức là “Cầu an”. Do đó ngoài nghi thức tế tự chính thống còn mang nhiều dạng tính ngưỡng dân gian. Như trong ngày Kỳ yên có lễ cúng miễu, có thể mời bà bống diễn xướng múa hát. Một số nơi ngày Kỳ yên có thể mời thầy Pháp đến làm lễ tống ôn, tá thổ. Một số nơi, nhiều nhà sư đến tụng kinh cầu an cho bà con trong làng trong xóm. Các đình trong tỉnh Bình Dương mỗi năm đều có một lễ lớn và một lễ phụ Kỳ yên, có nơi gọi là vía thần Thành Hoàng, vía Ông. Đây là lễ hội quan trọng nhất trong năm.

Nội dung

Lễ này kéo dài một ngày rưỡi đến ba ngày. Theo Trịnh Hoài Đức tác giả sách Gia Định Thành Thông Chí thì ngày giờ cúng tế tuỳ theo tục lệ của từng làng. Có chỗ chọn tháng giêng, tháng hai, giữ nghĩa “Xuân kỳ”, có nghĩa vào mùa xuân làm lễ cầu thần cho được sắp tới. Hoặc có chỗ tháng 8, tháng 9, giữ nghĩa “thu báo”, có nghĩa vào mùa thu làm lễ báo đáp sau khi gặt xong. Hoặc dùng trong ba tháng mùa Đông, giữ nghĩa trọn năm đã thành công nên tế “chưng”, tế “lạp” tạ ơn thần (ta gọi là chạp miễu). Như thế lễ Kỳ yên hay lễ Cầu Bông đều nhằm mục đích cầu “Phong điều vũ thuận”, mùa màng bội thu, “Quốc thái dân an”, làng xóm yên vui, dân giàu nước mạnh.

Kỳ yên thường tổ chức vào các ngày 12 – 13 hoặc rằm – 16 là những ngày có trăng để dân làng có thể đến tham dự suốt đêm, ra về thuận tiện. Trong những ngày này triều cường cao, ghe xuồng tới lui cũng tiện. Kỳ yên thường tổ chức vào những tháng giao mùa như tháng 2, tháng 4, tháng 11… là thời điểm dân làng rãnh rỗi.

Bình Dương và các lễ hội nổi tiếng

Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín”

Vườn cây ăn trái Lái Thiêu nổi tiếng từ xưa đến nay; là vùng sinh thái nông nghiệp rất đặc sắc; của Bình Dương và của cả vùng Đông Nam Bộ; đã từng được xem là “Thánh địa” của trái cây. Với mong muốn xây dựng lại thương hiệu Vườn cây ăn trái Lái Thiêu; một địa danh với các loại trái cây nổi tiếng. Đã từng đi vào tiềm thức của nhiều du khách khi đến Bình Dương, đồng thời xây dựng, giữ gìn vùng sinh thái cho đô thị Thuận An.

Qua đó, tạo điều kiện để Thuận An đẩy mạnh việc phát triển kinh tế vườn; gắn với hoạt động kinh doanh du lịch. Từ năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã chấp thuận chủ trương cho Sở Văn hóa; Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương phối hợp với các Sở; Ban ngành và UBND thị xã Thuận An tổ chức Lễ hội “Lái Thiêu mùa trái chín” tại khu vực Cầu Ngang thuộc phường Hưng Định; TX Thuận An vào dịp tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch). Thông qua các hoạt động của Lễ hội sẽ góp thu hút khách du lịch đến tham quan; vui chơi, thưởng thức các loại trái ngon quả ngọt và những món ăn đặc sản của vùng đất Bình Dương.

Nguồn: smiletravel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội