Đông Triều chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa vật thể; phi vật thể liên quan đến đời nhà Trần mang giá lịch sử to trị lớn. Thị xã Đông triều thuộc Bắc Ninh . Nơi đây không chỉ nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ mà còn là vùng đất của những di tích văn hóa lịch sử. Trong đó phải kể đến số lượng đền , chùa hết sức linh thiêng và nổi tiếng như: chùa Phật Tích, chùa Long tiên, chùa Trần Hưng Đạo….
Những giá trị văn hóa vật thể; phi vật thể nhà Trần tại đất Đông Triều mà chúng ta biết hiện nay. Đây có thể mới chỉ là một phần trong kho giá trị văn hóa mà cha ông để lại trên mảnh đất Đông Triều.
Hãy cùng Cell tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến quí bạn đọc.
Khu Di tích nhà Trần ở Đông Triều
Đền và lăng mộ nhà Trần thuộc xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nằm rải rác trong một khu đất rộng có bán kính 20km để thờ “Bát Vị Hoàng Đế” thời Trần.
Đền và lăng mộ nhà Trần được xây dựng thời nhà Trần, được trùng tu vào thời Hậu Lê và thời Nguyễn, quần thể di tích gồm một đền và 8 lăng mộ.
Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử. Khu vực này đã bị hư hỏng nặng. Ngày nay với ý thức và lòng tự hào dân tộc nên khu đền Sinh và các lăng mộ nhà Trần đang dần được quan tâm khôi phục đúng với tầm cỡ của nó. Bảo tồn và phát huy một di sản văn hoá quý báu của dân tộc.Góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ mai sau. Tạo thành một khu di tích thu hút du khách bốn phương.
Khu đền Sinh thuộc thôn Nghĩa Hưng là nơi thờ chung 8 vị vua Nhà Trần và lăng mộ của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Giản Định Đế. Lăng mộ Trần Anh Tông ở khu trại Lốc. Lăng Trần Minh Tông ở khu Khe Gạch. Lăng Trần Hiến Tông ở khu Ao Bèo. Lăng Trần Dụ Tông ở khu Đống Tròn. Lăng Trần Nghệ Tông ở khu Khe Nghệ.
Ngoài việc xây dựng điện miếu ở mỗi lăng làm nơi thờ cúng.Triều đình còn cho xây dựng ở khu đền Sinh nhiều toà điện miếu lớn để làm nơi tế lễ bái yết. Cắt cử các quan về trông coi cẩn thận. Toàn bộ khu vực này trở thành thánh địa tôn nghiêm qua các triều Trần, Lê, Nguyễn.
Đền An Sinh (Đông Triều)
Năm 1381, để tránh nạn người Chiêm Thành vào cướp phá, triều đình đã cho chuyển các lăng mộ ở Quắc Hương Thái Đường, Kiến Xương về An Sinh Đông Triều, Quảng Ninh. Điện An Sinh đã trải qua nhiều lần tôn tạo và xây dựng lại, song đầu thế kỷ XX điện cũng chỉ còn là phế tích.
Năm 1997, UBND huyện Đông Triều đã kêu gọi công đức của khách thập phương. Khởi công xây dựng lại một ngôi đền mới trên khu vực đất của điện An Sinh để thờ tám vị vua Trần gọi là đền An Sinh. Năm 2000 đền An Sinh được hoàn thành với kiến trúc chữ công gồm tiền đường, trung đường và hậu cung. Sân đền trồng tám cây vạn tuế tượng trưng cho sự vĩnh hằng của tám vị hoàng đế triều Trần được thờ ở đây.
Đình Trung Bản
Đền Trung Bản là nơi thờ Trần Hưng Đạo. Gồm các hạng mục: tả vu, hữu vu, nghi môn trụ biểu, cuốn thư trấn môn, nhà khách, nhà phụ trợ, sân vườn, tường bao… Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật giá trị, có niên đại vào khoảng cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn. Như bộ kiệu bành bát cống, quán tẩy, bia đá, sắc phong..
Đền Thái (Đông Triều)
Đền Thái nằm trên một ngọn đồi thấp có tên là Đồi Đình. Thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đền được xây dựng từ thời Trần và là nơi thờ ba vị vua đầu tiên của triều Trần là Trần Thái Tổ (Trần Thừa – Bố của Trần Thái Tông, được vua Trần Thái Tông tôn lên làm Thượng Hoàng), Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông. Trải qua thời gian dài bị thiên nhiên và chiến tranh huỷ hoại, tàn phá, đền chỉ còn là phế tích. Năm 1993, nhân dân trong vùng xây dựng lại ngôi đền nhỏ như ngày nay và đặt tên chữ là Đại Vương đền, tên thường gọi là đền Thái.
Chùa Ngoạ Vân (Đông Triều)
Chùa Ngoạ Vân nằm trên núi Bảo Đài. Thuộc dãy núi vòng cung Đông Triều, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Cụm di tích chùa Ngoạ Vân thuộc dãy núi chạy từ Yên Tử sang. Ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, dựa lưng vào vách núi. Ở một địa thế đẹp trên cả phương diện cảnh quan và phương diện phong thuỷ. Có tả thanh long, hữu bạch hổ, sau có chẩm, trước có án, xa hơn là trường lưu thuỷ. Vị trí chùa phải gọi là đắc địa. Chùa Ngoạ Vân xưa là am Ngoạ Vân. Nơi Trần Nhân Tông đã từng tu hành và viên tịch tại đó.
Chùa Hồ Thiên
Chùa Hồ Thiên nằm ở phía Nam của núi Phật Sơn (thuộc dãy núi Yên Tử) xa xưa thuộc Phú Ninh, tổng Thuỷ Sơn. Nay thuộc xã Bình Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Chùa được xây dựng vào thời Trần. Theo tài liệu cũ thì đây chính là nơi đăng đàn thuyết pháp của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Vào thế kỷ thứ XIV, khi Pháp Loa kế tục sự nghiệp của Trần Nhân Tông. Ông đã cho xây dựng ở đây hàng chục công trình lớn nhỏ khác nhau. Quy mô đồ sộ như chùa chính, khu nhà bia, khu tăng xá, khu vườn tháp… Dùng để làm nơi truyền kinh giảng đạo. Đến thời Lê chùa đổ nát và đã được triều đình đứng ra trùng tu.
Chùa Tuyết (Đông Triều)
Chùa Tuyết có tên chữ là “Trung Tiết tự”. Là ngôi chùa thứ ba nằm trong khu di tích kiến trúc Phật giáo đời Trần. Chùa nằm rất gần với khu đền An Sinh. Được xây dựng vào thời Trần. Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ cả hai vị thánh ở đời Trần là Đặng Tảo và Lê Chung. Hai vị cận thần tin cẩn của vua Trần Anh Tông. Khi vua Trần Anh Tông mất, nhà Trần đã đưa linh cữu về táng ở Thái Lăng thuộc An Sinh. Hai vị cận thần này cũng chuyển cả gia đình về đây. Trông coi phần mộ của vua, dựng chùa để thờ phật và ở đây cho đến cuối đời.
Nguồn: thuviendientu.baoquangninh.com.vn