Nhà Nguyễn – Triều đại phong kiến cuối cùng

Nhà Nguyễn – Triều đại phong kiến cuối cùng

Nhà Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam kéo dài gần một thế kỷ có chủ quyền (1802-1884).Hơn nửa thế kỷ tiếp theo là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884-1945). Chỉ còn được nhìn nhận trong sắc màu ảm đạm của một chế độ chính trị thối nát. Những triều vua phản bội dân tộc đồng lõa với ngoại bang. Chế độ phong kiến ấy đã trở thành một trong hai đối tượng trong cương lĩnh chính trị của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ “phàn đế – phản phong”.

Triều đại ấy thường chỉ nhận được một cách đánh giá; sự phủ nhận, đồng nghĩa với những gì xấu xa, đáng bị nguyền rủa. Điều này cũng làm cho những dấu tích vật chất;  gắn liền với triều đại này đã bị hủy hoại hay để mai một khá lâu. Hãy cùng nhìn lại một triều đại nhà Nguyễn ghi dấu lịch sử Việt Nam .

Hãy cùng Cell tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến quý bạn đọc.

nhà nguyễn triều đại phong kiến

Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (1802 – 1945) được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt. Năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839.Vua Minh Mạng đổi quốc hiệu là Đại Nam. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử;  đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

Triều Nguyễn được coi là trải qua hai giai đoạn chính:

– Giai đoạn thứ nhất (1802-1858) là giai đoạn độc lập. Các vua nhà Nguyễn nắm toàn quyền quản lý đất nước. Trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

– Giai đoạn thứ hai, (1858-1945) là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ. Kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng ; kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945.

nhà nguyễn triều đại phong kiến

Gia Long- Nguyễn phúc Ánh

Gia Long (1802-1820). Nguyễn Phúc Ánh, sinh nǎm Nhâm Ngọ (1762), con thứ ba của Nguyễn Phúc Luân. Mẹ Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Thị Hoàn con gái Diễm Quốc công Nguyễn Phúc Trung, người làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên. Nǎm 1773, Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh 12 tuổi, theo chúa Nguyễn Phúc Thuần vào Quảng Nam. Mùa Thu nǎm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Phúc Thuần tử trận. Nguyễn Phúc Ánh một mình chạy thoát ra đảo Thổ Chu, rồi sau chạy sang ẩn náu nhờ bên đất Xiêm.

Tháng 7/1792, vua Quang Trung bị bạo bệnh mất, con là Quang Toản. Nội bộ lục đục, không sao chống nổi với sức tấn công của Nguyễn Ánh. Nǎm 1802, Nguyễn Ánh diệt xong nhà Tây Sơn lên ngôi hoàng đế. Niên hiệu là Gia Long đóng đô tại thành Phú Xuân (Huế). Ngày 1 tháng 6 nǎm Nhâm Tuất (1802).

Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm

Minh Mạng (1820-1840) tên huý là Nguyễn Phúc Đảm, sinh ngày 23 tháng 4 nǎm Tân Hợi (25/5/1791), là con thứ 4 của Gia Long. Tháng giêng nǎm Canh Thìn (1820), thái tử Đảm lên ngôi vua, niên hiệu là Minh Mạng.

Minh Mạng có tư chất thông minh, hiếu học, nǎng động và quyết đoán. Minh Mạng đặt ra lệ: các quan ở Thành, Dinh, Trấn – vǎn từ Hiệp trấn, Cai bạ, Ký lục, Tham hiệp; võ từ Thống quản cơ đến Phó vệ uý… ai được thǎng điện, bổ nhiệm… đều phải đến kinh đô gặp vua, để vua hỏi han công việc, kiểm tra nǎng lực và khuyên bảo.

Là người tinh thâm nho học, sùng đạo Khổng Mạnh. Minh Mạng rất quan tâm đến học hành, khoa cử, tuyển chọn nhân tài. Nǎm 1821 cho dựng Quốc Tử Giám. Đặt chức Tế Tửu và Tư Nghiệp, mở lại thi Hội và thi Đình, trước 6 nǎm một khoa thi, nay rút xuống 3 nǎm.

Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông

Thiệu Trị (1841-1847) tên huý là Phúc Tuyền sau đổi là Miên Tông, là con trưởng của Minh Mạng và mẹ là Thuận Đức Thần Phi Hổ Thị Hoa, sinh 11 tháng 5 Đinh Mão (1807).

Tháng Giêng nǎm Tân Sửu (1841) Miên Tông lên ngôi vua đặt niên hiệu là Thiệu Trị, lúc đó đã 34 tuổi.

Thiệu Trị lên ngôi cứ theo quy chế được sắp đặt từ thời Minh Mạng mà làm theo di huấn của cha.

Tự Đức – Nguyễn Phúc Hồng Nhậm

Tự Đức (1847-1883) tên huý là Hồng Nhiệm, sinh ngày 25 tháng 8 nǎm Kỷ Sửu (1829) là con thứ hai của Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng – con gái Thượng thư Bộ Lễ Phạm Đǎng Hưng.

Tháng 10 nǎm 1847, Hồng Nhiệm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Tự Đức, lúc đó 19 tuổi.

Ý nghĩa lịch sử

Triều Nguyễn bắt đầu từ đời Gia Long (1802) và kết thúc với việc vua Bảo Đại thoái vị khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.

Đây là một giai đoạn lịch sử kéo dài 3 thế kỷ . Chứa đựng rất nhiều vấn đề lịch sử quan trọng và phong phú. Đến nay vẫn chưa được tìm hiểu và nghiên cứu đầy đủ, tương xứng với tầm vóc to lớn. Liên quan đến quá trình phát triển lãnh thổ và sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Nguồn: nguoikesu.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội