Phong tục giáng sinh ở Pháp có gì đặc biệt

Phong tục giáng sinh ở Pháp có gì đặc biệt

Phong tục Giáng sinh ở Pháp rất đa dạng theo các vùng miền. Phần lớn các tỉnh ở Pháp tổ chức Giáng sinh vào ngày 25 tháng 12, là ngày bắt đầu của kì nghỉ. Tuy nhiên, ở phía Đông và phía Bắc nước Pháp, mùa giáng sinh bắt đầu vào ngày 6 tháng 12, Lễ thánh Nicolas, và ở một số tỉnh còn có Lễ Mừng Ba Vua (tức các chiêm tinh đi tìm chúa Jesus hài đồng)là một trong những kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong mùa giáng sinh. Ở Lyon, ngày 8 tháng 12 là ngày Lễ hội Ánh sáng, khi mà người Lyon bày tỏ lòng thành kính với Trinh nữ Maria bằng cách đặt những cây nến trên bậu cửa sổ để thắp sáng thành phố.

Cell rất vui khi cung cấp tin tức đến các bạn.

Phong tục đón Giáng sinh ở Pháp

Đối với người Pháp, Giáng sinh là khoảng thời gian đoàn tụ gia đình và mỗi vùng trên nước Pháp có cách tổ chức Giáng sinh khác nhau. Phần lớn các tỉnh ở Pháp mừng Noel từ ngày 24/12, là ngày đầu của kỳ nghỉ. Còn ở phía Đông và phía Bắc nước Pháp, mùa Giáng sinh bắt đầu từ ngày 6/12 – Lễ Thánh Nicolas, ở một số nơi còn có lễ mừng Ba Vua. Ở Lyon, ngày 8/12 là lễ hội Ánh sáng; ngày mà người dân Lyon bày tỏ lòng thành của mình với Trinh nữ Maria, lễ Giáng sinh cũng sẽ được bắt đầu từ ngày hôm đó.
Phong tục giáng sinh ở Pháp có gì đặc biệt

Hội chợ Giáng sinh

Hội chợ Giáng sinh được tổ chức từ sớm; giữa tháng 11 và kéo dài đến cuối tháng 12. Hai trong số những Hội chợ Giáng sinh nổi tiếng nhất ở Pháp là Strasbourg Market – có từ thế kỷ 16 và Lille Market – chợ cực kỳ phổ biến đối với người Anh; chỉ cách London 80 phút đi tàu.Hội chợ bày bán tất cả những phụ kiện trang trí Giáng sinh và các loại đồ ăn; thức uống truyền thống của người Pháp. Du khách đến đây có thể dạo chơi qua hàng chục gian hàng; ăn hạt dẻ nướng thơm ngon và thưởng thức những ly rượu vang làm ấm cơ thể trong ngày giá lạnh.

Trang trí Giáng sinh

Theo truyền thống có từ thế kỉ 14, cây Giáng sinh của người Pháp sẽ được trang trí với táo, hoa giấy và băng. Các trung tâm thương mại lớn, các cửa hàng sẽ bày biện; trang trí những cây thông đẹp mắt. Các nhà trẻ sẽ được lấp đầy bằng những bức tượng nhỏ; những thứ thường xuất hiện ở nhiều nhà thờ và các khu dân cư. Các nhà trẻ thường biểu diễn những vở kịch hoặc múa rối; dựa trên những câu chuyện về Giáng sinh để dạy cho bọn trẻ hiểu; về ý nghĩa quan trọng của ngày lễ kỉ niệm này.

Họ cũng dùng cây tầm gửi để làm vòng hoa treo lên cánh cửa trong mùa Giáng sinh vì trong quan niệm của người Pháp, tầm gửi mang lại điềm may và hạnh phúc.

Phong tục đón Giáng sinh của người Pháp

Các em nhỏ sẽ đặt những đôi tất phía trước lò sưởi; với hy vọng sẽ nhận được món quà từ ông già Noel. Các em cũng có thể viết thư cho ông già Noel và sẽ được nhận lại một tấm bưu thiếp có lời hồi đáp của ông.

Tối 24/12, mỗi gia đình Pháp sẽ quây quần bên nhau để ăn mừng Giáng sinh, thưởng thức các món ăn truyền thống và thưởng thức rượu vang.

Bữa tiệc Giáng sinh của người Pháp thường được gọi là Le Réveillon; có nghĩa là thức dậy và hồi sinh. Le Réveillon tượng trưng cho ngày Chúa Kito ra đời. Mỗi vùng của Pháp có một thực đơn riêng dành cho ngày lễ Giáng sinh truyền thống; trong đó không thể thiếu các món chính là ngỗng, gà, gà trống thiến; gà tây nhồi hạt dẻ, hàu, và bánh boudin blanc.

Các món bánh tráng miệng dịp Giáng sinh của người Pháp bao gồm bánh khúc củi La buche de Noel, bánh mì Giáng sinh Le pain calendal. Bánh khúc củi là loại bánh gato làm bằng socola và hạt dẻ, tượng trưng cho những khúc gỗ được đun cháy trong lò sưởi. Bánh mì Giáng sinh là loại bánh truyền thống dành tặng cho người nghèo.

Phong tục mừng năm mới của người Pháp

Thời khắc khởi đầu một năm mới luôn là dịp thiêng liêng đối với mỗi dân tộc, mỗi đất nước; dù là phương Tây hay phương Đông. Nếu như người Mỹ thích tập trung lại cùng nhau ca hát, nhảy múa ở Quảng trường lớn vào thời khắc giao thừa; người phương Đông thích quây quần bên gia đình xem chương trình TV thì người Pháp đón năm mới bằng những bữa tiệc linh đình; ngay từ đêm cuối năm và kéo dài đến vào ngày sau đó.

Người Pháp dùng rượu để chào đón năm mới

Phong tục giáng sinh ở Pháp có gì đặc biệt

Giao thừa của người Pháp thường được gọi là La Saint-Sylvestre. Đêm 31/12, họ bắt đầu bày tiệc rượu để chào đón khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Có câu nói “người Pháp dùng rượu để chào đón năm mới”; câu nói này bắt nguồn từ việc người Pháp bắt đầu uống rượu say sưa từ đêm giao thừa cho đến ngày 3/1 mới kết thúc. Người Pháp tin rằng, nếu họ uống cạn hết tất cả số rượu mà họ có trong ngày Tết, thì năm mới mới được vạn sự như ý.

Xem hướng gió để dự đoán về năm mới

Người Pháo cũng có phong tục đón năm mới là xem hướng gió vào ngày đầu năm. Gió Nam mang lại điềm lành về một năm mưa thuận gió hòa, bình an, may mắn. Gió Tây tốt cho các ngành ngư nghiệp và nông nghiệp vắt sữa bò. Gió Đông sẽ mang lại vụ mùa bội thu, cây cối tốt tươi. Còn nếu là gió Bắc thì đấy là điềm xấu, báo hiệu một năm mất mùa.

Mỗi miền trên nước Pháp có phong tục đón năm mới khác nhau

Năm mới của người Pháp bắt đầu từ ngày 01/01; song ở mỗi miền của nước Pháp; phong tục đón giao thừa có chút khác biệt.

Ở miền Đông, lúc giao thừa, người ta sẽ ngậm đồng tiền vàng cầu mong phát đạt, giàu sang. Ở miền Tây, các chàng trai sẽ vào rừng tìm cây tầm gửi từ chiều cuối năm; anh chàng nào tìm thấy và mang về đầu tiên sẽ được phong ”Vua tầm gửi”; có quyền ôm hôn những cô gái đẹp đi ngang nhà mình trong suốt ngày mùng 01.

Người dân ở thủ đô Paris, nếu trong lần xuất hành đầu tiên của năm mới, ai gặp một hoặc ba anh lính thuỷ thì may mắn theo suốt năm.

Tặng nhau quà mừng năm mới

Hoạt động phổ biến nhất trong ngày đầu năm đó là tiệc tùng; cạn ly và chúc nhau những điều tốt đẹp; một số nơi trên nước Pháp còn có phong tục tặng quà cho nhau kèm theo lời cầu nguyện cho đối phương gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc. Người Pháp sẽ mở tiệc ăn mừng cho đến hết ngày mùng 3 mỗi năm.

Nguồn: dulichvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội