Thời Tiền Lê – lịch sử tranh dành ngôi vị

Thời Tiền Lê – lịch sử tranh dành ngôi vị

Thời Tiền Lê giáo dục chưa được phát triển mạnh mẽ. Lúc bấy giờ, Nho học đã xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở các lớp học ở trong chùa và Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, giỏi chữ Hán; họ được nhà nước và nhân dân hết sức quý trọng và kính nể. Có nhiều loại hình văn hoá dân gian đã tồn tại trong thời Đinh – Tiền Lê như ca hát, nhảy múa;  đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật…

Song nội bộ nhà Tiền Lê rối ren ,tranh dành ngôi vị đã dẫn tới một thời kì suy vong. Hãy cùng nhìn lại một triều đại nhà Tiền Lê mà sử sách ngày nay vẫn không ngừng nhắc tới với câu chuyện cướp ngôi trong lịch sử lúc bấy giờ.

Hãy cùng Cell tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi rất vui khi được cung cấp thông tin đến quí bạn đọc.

Nhà Tiền Lê

Nhà Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư (29 năm, 980 – 1009). Nhà Tiền Lê bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời quân chủ và chấm dứt khi Lê Long Đĩnh qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Triều đại này được kế tục bởi nhà Lý, được sáng lập bởi Lý Công Uẩn.

thời tiền lê

Lê Đại Hành- Lê Hoàn

Lê Đại Hành (980-1005)

Lê Hoàn sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hoá trong một gia đình nghèo khổ. Bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen. Cha mẹ mất sớm, Lê Hoàn phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên, ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và lập được nhiều chiến công khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thập Đạo tướng quân lúc vừa tròn 30 tuổi.

Khi cha con Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích giết hại, Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội đó, Nhà Tống cho quân sang xâm lược nước ta. Vì lợi ích của dân tộc, Thái hậu Dương Vân Nga đã trao ngôi vua cho Lê Hoàn.

Lê Hoàn lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Đại Hành. Vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư.

thời tiền lê

Lê Trung Tông- Lê Long Việt(1005)

Vua Lê Đại Hành có 4 hoàng tử: Long Du, Ngân Trích, Long Việt và Long Đĩnh.

Lê Đại Hành đã cho con thứ ba là Long Việt làm Thái tử. Khi vua Lê Đại Hành băng hà, các hoàng tử tranh ngôi. Đánh nhau 7 tháng. Đến khi Long Việt lên ngôi làm vua lấy hiệu là Lê Trung Tông . Làm vua được 3 ngày thì bị em cùng mẹ là Long Đĩnh giết chết lúc 23 tuổi (983 – 1005).

Bầy tôi điều chạy trốn, duy có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc. Long Đĩnh lên ngôi, truy đặt thụy cho vua là Trung Tông Hoàng Đế. Cho Công Uẩn làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ Lê Văn Hưu . Ngọa Triều giết anh, tự lập làm vua; bạo ngược với dân chúng để thỏa lòng hung ác, đến nỗi mất nước mất ngôi, không phải là sự bất hạnh của nhà Lê. Lỗi ở Đại Hành không sớm đặt Thái tử và do Trung Tông không biết phòng giữ từ khi mời chớm nên đến nỗi thế.

Lê Ngọa Triều – Lê Long Đĩnh

Lê Ngọa Triều (1005 – 1009). Tên húy là Long Đĩnh, lại có tên là Chí Trung, con thứ năm của Đại Hành ở ngôi 4 năm, thọ 24 tuổi (986-1009) băng ở tẩm điện. Vua làm việc càn dỡ giết vua cướp ngôi, thích dâm đãng tàn bạo, muốn không mất nước sao được?

Lê Long Đĩnh cướp ngôi của anh là Lê Trung Tông, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế vẫn đóng đô ở Hoa Lư. Lập 4 hoàng hậu.

Lê Long Đĩnh đã làm việc càn dỡ giết Vua cướp ngôi, thích dâm đãng, tàn bạo, róc mía trên đầu nhà sư… Do chơi bời trác táng quá, nên khi ra thiết triều phải nằm, tục gọi là Lê Ngoạ Triều. Lê Ngoạ Triều làm vua được 4 năm (1005 – 1009) thì mất, thọ 24 tuổi. Long Đĩnh mất, con tên là Sạ còn bé, dưới sự đạo diễn của quan Chi Hậu Đào Cam Mộc, triều thần đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Mùa đông, vua cướp ngôi, tôn hiệu là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Vân Thấn Vũ Tắc Thiên Sùng Đạo Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng Đế. Truy tôn mẹ là Hưng Quốc Quảng Thánh Hoàng Thái Hậu. Ông lập bốn hoàng hậu.

Một số nét văn hóa thời tiền Lê

Trong xã hội, vua và các quan văn, võ (cùng một số nhà sư) tạo thành bộ máy thống trị. Những người bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.

Đa số nông dân là những người dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn bó với làng, với nước. Nô tì, số lượng không nhiều, là tầng lớp dưới cùng của xã hội. Cuộc sống của nhân dân còn đơn giản, bình dị.

Nguồn: nguoikesu.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội